Mầm non Ngôi Sao

Địa chỉ: Số 55 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng (Trường nằm trong Cung Văn hóa thiếu nhi Thành phố)

Điện thoại: 0225.3640.589

Trường mầm non tại Hải Phòng

Hps mang đến cho con bạn sự khởi đầu hoàn hảo

Tin tức mầm non

40 giáo viên mầm non, bỗng dưng mất trắng hơn chục năm BHXH

Tác giả : Admin | 25 - 06 - 2014 | 10:55 AM | 1186 Lượt xem

40 cô giáo mầm non ở TP.Hạ Long đều bắt đầu nghề nuôi dạy trẻ khoảng thời gian 1977-1978 và liên tục cho đến nay, nhưng chỉ được tính thâm niên hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 1993.


Giấy quyết định điều động và giấy chốt sổ bảo hiểm của một giáo viên được tìm thấy ở Phòng Giáo dục-Đào tạo TP.Hạ Long.

 

Vụ việc chỉ được phát hiện khi một số cô về hưu vào năm 2001. Mười mấy năm qua, các cô đi đòi quyền lợi của mình trong vô vọng do một quyết định "đóng đinh" từ năm 2001, rằng: Các cô "không có quyết định tuyển dụng vào biên chế".


Hơn chục năm công cốc
Cô giáo Trịnh Thị Vân, SN 1960, vừa nhận quyết định về hưu, với mức lương hưu được hưởng 63%, thay vì 75% như những người có cùng thâm niên, dù cô đã cống hiến cho ngành giáo dục liên tục hơn 30 năm. Nguyên nhân: Do cô chỉ được tính bảo hiểm từ sau năm 1993 vì cô "không có quyết định tuyển dụng vào biên chế, không có quyết định phân công công tác" ở thời điểm 1993 trở về trước.


Cô giáo Vân chỉ là một trong số 40 giáo viên mầm non trên địa bàn TP.Hạ Long đang ở trong hoàn cảnh này, dù họ đã đi cầu cứu khắp nơi. Phần lớn trong số họ đều sắp đến tuổi về hưu.


Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các đơn vị chủ quản, đồng nghiệp...đều chứng thực trên văn bản về quá trình làm việc, công hiến của 40 cô giáo mầm non trên liên tục từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước cho tới năm 1993. Tuy nhiên, các cô lại không có giấy tờ gì thuộc hệ thống văn bản chính thức của Nhà nước chứng minh được điều này, vì theo các cô, "các giấy tờ đó đều do cơ quan chủ quản giữ".


"Ngày xưa chúng tôi chỉ biết làm việc, chứ đâu có quan tâm đến giấy tờ. Hơn nữa, trước đây, giấy tờ có ban hành thành nhiều bản để người sử dụng LĐ và NLĐ cùng giữ như bây giờ đâu, mà chỉ có một bản do người sử dụng LĐ giữ. Giờ nếu mất thì sao có thể đổ hậu quả lên đầu chúng tôi"- cô giáo Nguyễn Thị Oanh - người có thâm niên công tác liên tục trong nghề từ năm 1978 - bức xúc.


Vụ việc kéo dài từ năm 2001 tới nay, với không biết bao cuộc họp của các ban, ngành liên quan kèm theo một loạt các văn bản, quyết định...Tuy nhiên, mọi việc vẫn dừng chân tại chỗ, dù năm 2011, UBND tỉnh Quảng Ninh có quyết định hỗ trợ 1,5 tháng lương/năm trong khoảng thời gian từ năm 1993 trở về trước, nhưng chỉ được lĩnh khi nghỉ hưu.


Vẫn biết đây là một sự ưu ái của UBND tỉnh, nhưng hầu hết các cô đều ấm ức, bức xúc vì hơn chục năm cống hiến cho ngành giáo dục trong giai đoạn đất nước khó khăn, khiến nhiều giáo viên phải bỏ nghề, mà giờ chỉ là số không tròn trĩnh. Vì lẽ đó, các cô vẫn cố đi tìm bằng được các giấy tờ chứng minh việc mình đã cống hiến cho ngành giáo dục cả tuổi thanh xuân giờ, như lời các cô, "đó là danh dự và lợi ích chính đáng".


Hành trình gian khổ

Sau hơn chục năm tìm kiếm, tháng 7.2013, các cô đã tìm thấy các giấy tờ quan trọng đó tại Phòng GDĐT TP.Hạ Long, nơi mà thời gian đầu, các cô năn nỉ xin phép vào tìm nhưng đều bị từ chối.


Đó là các giấy tờ chứng minh cơ quan sử dụng LĐ đã đóng bảo hiểm cho các cô, như: Quyết định phân công công tác sau đào tạo, bồi dưỡng; quyết định nâng bậc lương ở từng thời điểm; tờ khai bảo hiểm, và đặc biệt là có các quyết định chốt sổ bảo hiểm từ năm 1993 trở về trước...


"Nói chúng tôi không được tuyển dụng, không có quyết định biên chế thì vì sao chúng tôi lại có những giấy tờ trên?" - cô giáo Trịnh Kim Liên - nằm trong danh sách 40 cô giáo mầm non trên - đặt câu hỏi.


Việc truy tìm các giấy tờ trên lẽ ra là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, nhưng không biết các cơ quan này có cử người đi tìm kiếm hay không, để rồi sau đó các văn bản quyết định tới danh dự và chế độ của 40 giáo viên qua năm tháng vẫn chỉ là "không có quyết định tuyển dụng vào biên chế, không có quyết định phân công công tác"?


Mừng rơi nước mắt, 40 giáo viên mầm non trên quyết định chuyển đơn và các bản photocopy giấy tờ trên cho UBND tỉnh.


Quảng Ninh ngay khi tìm được, tháng 7.2013, với hy vọng nỗ lực đòi "danh dự và quyền lợi" của mình được đền đáp. Tuy nhiên, trong công văn số 585/SNV-QLCC,VC, ngày 26.4.2014, phúc đáp công văn số 573/SLĐTBXH-LĐTL của Sở LĐTBXH Quảng Ninh, Sở Nội vụ Quảng Ninh vẫn trích dẫn kết luận số 05/TTr ngày 12.2.2001 của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, trong đó nhắc lại rằng các cô giáo "không có quyết định tuyển dụng vào biên chế nhà nước, không có quyết định phân công công tác".


Xin nhắc lại, thời điểm Thanh tra QN ra kết luận trên là vào năm 2001, nghĩa là khi đó 40 giáo viên mầm non trên chưa tìm thấy các giấy tờ quan trọng trên.


Phải chăng các quyết định tuyển dụng vào biên chế nhà nước hoặc quyết định phân công công tác như đòi hỏi của các cơ quan chức năng là những văn bản hoàn toàn không liên quan đến những quyết định mà các cô giáo mầm non tìm được trong kho lưu trữ của Phòng GDĐT TP.Hạ Long?


Theo LĐ


Tag:
Chia sẻ bài viết: 

Bạn nên xem thêm

Lượt truy cập

Xem video các bé
Camera