Mầm non Ngôi Sao

Địa chỉ: Số 55 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng (Trường nằm trong Cung Văn hóa thiếu nhi Thành phố)

Điện thoại: 0225.3640.589

Trường mầm non tại Hải Phòng

Hps mang đến cho con bạn sự khởi đầu hoàn hảo

Dinh dưỡng,kỹ năng sống cho trẻ

Nguyên nhân gây khủng hoảng của trẻ tuổi lên 3

Tác giả : Admin | 25 - 11 - 2015 | 7:48 AM | 9653 Lượt xem

Nguyên nhân gây khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ

Trẻ lên 3 bắt đầu sự ý thức được các khả năng của mình: Sự phát triển các cơ tay, sự khéo léo của các cơ ngón tay, sự phát cảm ngôn ngữ cùng với khả năng diễn đạt mong muốn thông thường của mình với người khác, tri thức về thế giới xung quanh của trẻ đang được tích lũy dần, một số kỹ năng vận động, khả năng tự phục vụ mình...

Ở độ tuổi này, trẻ hay so sánh mình với người lớn, muốn được làm mọi việc như người lớn. Tuy nhiên, với khả năng của mình, các bé chưa thể tự làm được mọi việc hoặc bị bố mẹ ngăn cấm nên nảy sinh xung đột.

 Bên cạnh đó, ở tuổi này, do khả năng ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện khiến các bé chưa biết cách diễn đạt trọn vẹn những mong muốn của mình với người lớn. Và chính điều này gây ức chế, làm các bé dễ cáu bẳn và nổi khùng. 

Những biểu hiện dễ nhận thấy ở trẻ trong thời kỳ khủng hoảng lên 3

- Phản ứng tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.

- Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình. Nhiều khi bé đòi làm cho bằng được, không phải vì thật sự thích, mà là muốn bố mẹ phải chịu thua.

- Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn.

Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình. Khi không đạt được điều mong muốn, bé phản kháng bằng cách khóc ré lên, mè nheo, lăn ra ăn vạ, đập đầu, đạp tứ tung để đạt được mục đích.

- Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ tự mình làm điều gì đó mà không cần có ý kiến của người lớn. Thường trẻ chỉ hướng tới sự độc lập về mặt vận động, ở đây là sự vận động có chủ định và chủ kiến. Ví dụ: muốn đi chợ mua đồ cho mình, muốn cắt tóc cho em, muốn lái xe ôtô và muốn vẽ cả bức tranh to lớn,...

- Chống đối: Bé muốn làm trái lại những lời dạy dỗ và vi phạm những điều bị ngăn cấm.

- Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn như giơ tay đánh, cấu véo, hét to,… với người lớn.

- Chống đối, nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cãi vã thường xuyên với cha mẹ “tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn”.

- Chuyên quyền: Ở những gia đình có độc nhất một con sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Bé tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh, cái gì cũng muốn thuộc về mình, tính ích kỷ xuất hiện.

Một số cách giúp trẻ các mẹ có thể tham khảo:

 - Nếu ý muốn của trẻ là đúng đắn thì cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện ý muốn của mình, khuyến khích trẻ thực hiện và giúp đỡ trẻ khi trẻ cần.

 - Hình thành tính độc lập tích cực cho trẻ bằng việc cho trẻ thực hiện một số thao tác tự chăm sóc bản thân.

 - Nếu trẻ có những đòi hỏi quá đáng thì cần tỏ thái độ nghiêm khắc và tuyệt đối không chiều theo ý trẻ.

 - Nếu trẻ ăn vạ thì nên lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác.

 - Khi cần xử phạt thì không nên đánh, mắng vì như thế sẽ làm cho cả cha mẹ và trẻ đều cảm thấy bị ức chế và có thể lần sau trẻ sẽ lại có những hành vi chống đối như thế. Những lần sau trẻ sẽ nghĩ, không sao đâu, sai ba mẹ đánh 1 cái là xong thôi.

 - Có thể xử phạt bằng cách là không cho trẻ đi chơi hoặc không kể chuyện cho trẻ nghe.

 - Hoạt động đóng vai trong giai đoạn này đối với trẻ vô cùng quang trọng. Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “làm người lớn” thật sự. Chỉ có thể cho trẻ vui chơi bằng các trò chơi đóng vai. Vì lúc này trẻ muốn được khẳng định mình, muốn trở thành người lớn nên có thể cho trẻ nhập vào những vai mà trẻ thích như: làm cô giáo, bác sĩ

 


Tag:
  • ,
  • Chia sẻ bài viết: 

    Bạn nên xem thêm

    Lượt truy cập

    Xem video các bé
    Camera